Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 595

  • Tổng 2.246.069

Phòng bệnh cho gia súc mùa lạnh

Ngày đăng: 05/08/2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Mùa lạnh khi nhiệt độ xuống thấp, kết hợp với độ ẩm không khí cao khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm. Đồng thời đây củng là thời tiết thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh về đường hô hấp, lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng….Do vậy, bà con cần có những biện pháp chủ động bảo vệ vật nuôi.

1. Chuồng trại: Xây dựng chuồng trại bà con cần xây theo hướng Đông – Nam là tốt nhất, để tránh mưa tạt gió lùa, ấm vào mùa Đông, mát vào mùa hè. Nền chuồng cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt có hệ thống xử lý chất thải. Mái hiên cách mặt đất tối đa 1,8 m, có bạt che xung quanh khi trời lạnh. Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió vẫn lưu thông. Khi đốt lữa sưỡi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng khiến trâu, bò, lợn ngữi phải. Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 – 50 cm, có độ dốc từ 2 – 3%.
 
2. Nuôi dưỡng: Cần cho gia súc ăn giàu dinh dưỡng đảm bảo đủ nhu cầu để tăng khả năng chống rét. Tăng cường thức ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin…Tăng cường thức ăn có nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần. Đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh.
 
+ Đối với trâu, bò: cho ăn đủ no (trâu, bò trưởng thành cần ăn 30 – 35 kg tươi/ngày/con). Bổ sung thêm 1,5-2,5 kg tinh bột (cám gạo, gạo, ngô, khoai, sắn) cho 01 con/ ngày, sử dụng tăng đá liếm bổ sung cho bò. Những ngày trời quá rét bà con bổ sung thêm muối ăn với lượng 5 g/100 kg thể trọng trâu, bò, hoà với nước ấm cho uống.
 + Đối với heo: cần cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, bổ sung thêm muối ăn (0,1g/kg thể trọng), bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn.
Cùng với đó bà con cần chủ động dự phòng nguồn thức ăn cho trâu bò, chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét. Vào mùa lạnh, nguồn thức ăn cho gia súc dần khan hiếm. Việc tìm kiếm các phương pháp dụ trử thức ăn cho gia súc mùa lạnh rất cần thiết để tránh thiệt hại về kinh tế. Bà con có thể dự trử thức ăn cho gia súc bằng một số cách sau đây:
 
- Dự trử thức ăn xanh bằng cách ủ chua: Nguyên liệu có thể là cây ngô, cây lạc, bã chuối…Với công thức ủ xanh như 100 kg thân cây ngô tươi + 3 kg ure + 0,5 kg NaCl (có thể bổ sung 2 – 4% mật đường).
- Dự trử cỏ khô: Cỏ khô loại tốt là nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại mùa lạnh. Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giãn, cỏ ít bị hỏng; áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hộ gia đình; có thể tận dụng thời gian, đầu tư thấp; trâu bò ăn được nhiều mà không gây rối loạn tiêu hoá.
 
Trồng các loại cây bổ sung như: Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trử để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc, nhất là vào mùa lạnh.
 
3. Chăm sóc: Chủ động gia cố, dùng bạt, nilon…che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ẩm không bị mưa tạt, gió lùa; giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Hạn chế rữa chuồng đối với đàn gia súc (nhất là heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa). Sưỡi ấm cho vật nuôi nhất là gia súc non phải có ổ úm riêng, có bóng điện sưỡi đảm bảo nhiệt độ ô úm 22 – 28 độ C; Đối với trâu, bò, dê…có thể sử dụng các loại chăn củ, bao tải, bạt…may áo giữ ấm cho gia súc.
 
Thời gian thả gia súc: Buổi sáng từ 9 – 11 giờ, chiều từ 13 giờ - 16 giờ. Không chăn thả gia súc vào sáng sớm và khi quá lạnh. Những ngày có nhiệt độ dưới 12 độ C không chăn thả gia súc, nhốt gia súc trong chuồng, có bạt che chắn gió lạnh, đảm bảo cho gia súc ăn uống đầy đủ và tích cực sưỡi ấm.
 
4. Phòng bệnh: Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh chủ động, tích cực nhất mang lại hiệu quả cao cho vật nuôi chống lại dịch bệnh và có chi phí thấp nhất so với chi phí thuốc để trị một con vật bị bệnh.
 
Đối với heo: Bà con cần tiêm phòng vacxin tai xanh, lỡ mồm long móng, dịch tã, tụ huyết trùng.
Đối với trâu bò: Tiêm phòng vacxin lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đối với dê, cừu: Tiêm phòng bệnh đậu, lỡ mồm long móng.
 
Bà con cần thực hiện tốt một số biện pháp nhằm phòng bệnh hiệu quả cho gia súc trong mùa lạnh như sau:
 
- Hạn chế tối đa việc ra, vào khu vực chăn nuôi, phải có hố sát trùng ở cổng ra vào khu vực chăn nuôi.
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải, máng ăn, uống sạch sẽ, không có thức ăn thừa, thiu.
- Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đây là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm giảm mầm bệnh không thể gây bệnh cho vật nuôi. Có thể sử dụng những hoá chất khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi như: Bioxide, Chloramin, Virkon, formon… Định kỳ phun thuốc diệt ruồi, muỗi, bọ mạt…là những tác nhân truyền bệnh và gây bệnh.
- Không nên cho nuôi gia cầm, thuỷ cầm cùng với gia súc.
- Không nên xen vật nuôi nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực nuôi.
- Cách ly trước khi nhập đàn đối với vật nuôi mới, sau 2 tuần nếu vật nuôi khoẻ mạnh mới cho nhập đàn.
- Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất 2 tuần trước khi thả nuôi đợt mới.
 
Hàng ngày bà con cần theo dõi sức khoẻ của đàn vật nuôi, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, kịp thời phát hiện và xử lý khi con vật ốm hoặc chết. Phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời tránh dịch bệnh lây lan./.

 Văn Phương 

Các tin khác