Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 6471

  • Tổng 2.410.411

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội Nông dân

Ngày đăng: 10/03/2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong công tác Hội. Do vậy, thời gian qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng công tác Hội và phong trào nông dân; xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh.

Từ đầu nhiệm kỳ 2018-2023 đến nay, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tiến hành 3.364 cuộc kiểm tra, giám sát. Trong đó: Cấp tỉnh tổ chức 64 cuộc; cấp huyện tổ chức 482 cuộc; cấp cơ sở đã thực hiện 2.818 cuộc. Đối tượng kiểm tra, giám sát là Hội cấp dưới, các chi, tổ Hội và các hộ vay vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội… Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; việc thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội; việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân… Qua kiểm tra, giám sát đã giúp đội ngũ cán bộ Hội các cấp nắm bắt sâu hơn tình hình hoạt động Hội và phong trào nông dân ở cơ sở, chi, tổ Hội. Kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp, chương trình công tác phù hợp với từng địa phương; biểu dương, nhân rộng cách làm hay, mô hình, điển hình tiên tiến; đề ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, tồn tại. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt Điều lệ Hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội và đẩy mạnh các phong trào nông dân; thực hiện tốt dân chủ cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.  

 

 

Song, trên thực tế cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của Hội, hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp Hội gặp rất nhiều khó khăn. Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII quy định cơ cấu số lượng ủy viên ban chấp hành không quá ½ số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra Hội Nông dân các cấp, nên rất khó khăn cho các cấp Hội bố trí nhân sự Ủy ban Kiểm tra và tổ chức hoạt động thực sự hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát chủ yếu là kiêm nhiệm, dựa vào kinh nghiệm, nên chất lượng công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế ở một số lĩnh vực. Một số đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát thiếu thường xuyên; tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề chưa nhiều, chưa sâu, hiệu quả chưa cao, nhất là giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát ở một số nơi chưa đi vào nề nếp; phương pháp chưa đổi mới.

 

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Hội và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp Hội; cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:

 

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp Hội và cán bộ, hội viên thấy rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội; chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra các cấp Hội, từ đó tạo sự chuyển biến thật sự trong hoạt động kiểm tra, giám sát của các cấp Hội.

 

Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Thường vụ các cấp Hội trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra đối với công tác kiểm tra, giám sát. Coi công tác kiểm tra, giám sát thực sự trở thành công cụ quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Hội.

 

Thứ ba, thực hiện thường xuyên, có nền nếp công tác kiểm tra, giám sát của Hội; bảo đảm thực hiện đầy đủ nội dung, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và Quy định số 797-QĐ/HNDTW, ngày 29/7/2019 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể, thiết thực và tổ chức thực hiện hiệu quả; xác định rõ đối tượng, thời gian; nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp với nhiệm vụ chính trị của Hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên đề. Vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát phù hợp tình hình, điều kiện địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra cấp dưới. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát phải luôn đảm bảo tính thống nhất từ khâu tổ chức thực hiện đến khâu đưa ra các kết luận kiểm tra, giám sát; kết quả kiểm tra, giám sát phải được đánh giá một cách khách quan, trung thực; có tính hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để có phương hướng thực hiện tốt hơn.

 

Thứ tư, kịp thời kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Người làm công tác kiểm tra phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc; luôn tự học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

Thứ năm, tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các cấp Hội giải quyết tốt các đề xuất, kiến nghị của hội viên đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; tham mưu phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trần Thị Liên

 

Các tin khác