Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 293

  • Tổng 2.292.805

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”

Ngày đăng: 27/05/2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” (SXKDG) là một trong những phong trào được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, phong trào đã có bước phát triển mạnh mẽ và được xác định là phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong các phong trào thi đua của nông dân.

Trong những năm qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung thực hiện phong trào làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường vươn lên làm giàu của hội viên, nông dân; khích lệ động viên hội viên, nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, vốn để đầu tư phát triển SXKD hiệu quả; đồng thời các cấp Hội đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, xây dựng, giới thiệu những mô hình điển hình, kết nối các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giữa các địa phương, giữa hộ nông dân với doanh nghiệp… từng bước giúp nông dân liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phong trào nông dân thi đua SXKDG đã góp phần tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xóa dói giảm nghèo, xây dựng nông thôn nới của tỉnh.  Hàng năm, có khoảng 127.169 hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và có trên 75.000 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

 

Ảnh: Các hội viên nông dân SXKDG được Thủ tướng tặng bằng khen năm 2021

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào thi đua SXKDG vẫn còn một số hạn chế: Công tác tuyên truyền có nơi chưa thường xuyên, thiếu cụ thể, chất lượng phong trào phát triển chưa đồng đều, chất lượng chưa cao...

 

Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trong thời gian tới, các cấp Hội tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện tốt Phong trào như sau:

 

1. Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030, Đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh…

 

2. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để hội viên, nông dân nắm bắt đầy đủ về ý nghĩa, mục đich, nội dung phong trào SXKDG gắn với tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) và Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Chuyên đề năm 2022 của Đảng bộ tỉnh về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện trách nhiệm nêu gương, phát huy ý chí tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững”; tuyên truyền các văn bản của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của các cấp Hội liên quan đến phong trào, nhằm tạo sự đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện, ý chí vươn lên của hội viên nông dân trong sản xuất và đời sống.

 

3. Thứ ba, tăng cường tuyên truyền những cách làm hay, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; gương điển hình nông dân trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền những nông dân nghèo vượt khó, vươn lên thoát nghèo và làm giàu; các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả; các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap; các mô hình có cách làm mới đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; các mô hình liên kết, liên doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó, tập trung tuyên truyền về phương pháp, cách làm, ý chí vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động, được Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân, UBND tỉnh, BCH Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen.

 

4. Thứ tư, Tích cực phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân, nhất là tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ xây dựng các mô hình mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên trang thông tin điện tử của Hội, các sàn giao dịch kết nối tiêu thụ nông sản của Trung tâm, của tỉnh và các tỉnh bạn… hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông dân. Đồng thời tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tư vấn, hỗ trợ xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản.

 

5. Thứ năm, gắn tuyên truyền về phong trào SXKDG với tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền về xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng hội viên, nông dân, như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Báo, Tạp chí, website, bản tin của Trung ương Hội, trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh, trang mạng xã hội; thông qua các hội thảo, diễn đàn, hội nghị tập huấn cho cán bộ Hội hằng năm; tuyên truyền tại các kỳ sinh hoạt hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ nông dân; bằng hình thức phổ biến, trao đổi, hỏi đáp; và tuyên truyền thông qua xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, trong các mô hình giảm nghèo và trong xây dựng nông thôn mới.

Thanh Bình

Ban Xây dựng Hội

 

Các tin khác