Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 211

  • Tổng 3.281.489

HND xã Lộc Ninh chú trọng công tác đào tạo nghề cho nông dân

Ngày đăng: 24/12/2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Xã Lộc Ninh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trồng lúa là 371,5 ha, hội viên nông dân xã Lộc Ninh cơ bản là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thâm canh sản xuất lúa. Để công tác đào tạo nghề đạt kết quả cao, Hội Nông dân xã Lộc Ninh rất chú trọng công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Từ đó phối hợp với các ban, ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên nông dân tại cơ sở. Để đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên nông dân và lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn xã Lộc Ninh luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương chú trọng. Trong đó, việc đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo nhằm giúp cho nhiều hội viên, nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi để cải thiện thu nhập. Xác định công tác đào tạo nghề, là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương. Hội Nông dân xã Lộc Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho nông dân bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.

 

Từ nhu cầu thực tế của người nông dân trồng lúa trên địa bàn xã Lộc Ninh, tháng 9/2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp & Hỗ trợ nông dân - phụ nữ Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp cùng Hội Nông dân xã Lộc Ninh khai giảng lớp dạy nghề trồng lúa nước năng suất, chất lượng cao trên địa bàn xã.

 

Lớp đào tạo nghề được thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, là những nông dân nồng cốt, là lao động tham gia các chương trình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ, xây dựng tại cánh đồng. Lớp nghề trồng lúa nước “năng suất chất lượng cao” tại xã Lộc Ninh có 34 học viên tham gia, gắn lý thuyết với thực hành ngay trên đồng ruộng kéo dài xuyên suốt của một vụ sản xuất lúa, với thời gian học tập là 2 tháng, được học thực hành trên diện tích 371,5 ha từ khâu làm đất, bón phân, gieo sạ và chăm sóc. Lâu nay trồng lúa cứ nghĩ gieo nhiều giống để có nhiều cây, đến thu hoạch đạt được năng suất cao, nhưng khi tham gia lớp học này, được nghe giáo viên trung tâm phân tích giá trị kinh tế từ khâu gieo sạ hàng, giảm giống mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cách làm truyền thống. Gieo sạ thưa ít dịch bệnh phát sinh, không phải sử dụng nhiều thuốc BVTV và phân bón, cây lúa vẫn phát triển tốt, năng suất vẫn cao nhưng giá thành sản xuất lại thấp hơn cách làm truyền thống. Theo tính toán của bà con nông tại lớp đào tạo nghề, từ ngày gieo hạt đến lúa chín sẽ giảm chi phí rất nhiều với cách làm truyền thống. Đặc biệt, rút ra được bài học lớn từ giải pháp giảm giống, sạ hàng sẽ kéo theo nhiều cái giảm như: phân bón, giảm nước, giảm sâu bệnh, giảm số lần phun xịt thuốc phòng ngừa… Kết quả cuối cùng của việc áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất là giảm giá thành và tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Chỉ cần nông dân áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, đúng cách và đúng lúc thì mỗi năm sẽ tăng thêm năng suất thu lại lợi nhuận cao hơn. Đối với mỗi học viên đều gắn liền với công việc đồng áng với cây lúa là chủ lực thì việc học tập ngay trên ruộng lúa là hết sức thiết thực và đầy ý nghĩa nhằm càng ngày nâng cao năng suất, chất lượng của cây lúa.

 

 

Đồng chí Phan Thị Nguyệt - Phó Giám đốc Trung tâm và đồng chí Nguyễn Văn Cội - Thành uỷ viên - Bí thư Đảng uỷ - Chủ Tịch HĐND xã trao chứng chỉ nghề cho hội viên nông dân tham gia lớp đào tạo nghề.

 

Sau 2 tháng tích cực học tập, lớp đã hoàn thành chương trình khoá học và bế giảng. Tham dự và chỉ đạo bế giảng về phía Trung tâm giáo dục nghề nghiệp & hỗ trợ nông dân - phụ nữ Quảng Bình có đồng chí Phan Thị Nguyệt - Phó Giám đốc Trung tâm, tại địa phương có đồng chí Nguyễn Văn Cội - Thành uỷ viên - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã, đồng chí Trần Xuân Hội - Phó Chủ tịch UBND xã và đại diện các lãnh đạo đoàn thể chính trị - xã hội của xã, đầy đủ 34 học viên lớp đào tạo. Tại buổi bế giảng, lãnh đạo Trung tâm, đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền xã đã đánh giá cao kết quả học tập và sự nỗ lực của 34 học viên nên kết quả đạt khá giỏi được cấp chứng chỉ đào tào sơ cấp nghề. Công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm cơ sở vững chắc để các hội viên, nông dân tự tin đẩy mạnh thâm canh, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất tăng thu nhập. Góp phần từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa với các sản phẩm chủ lực.

 

Việc triển khai các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn như tại xã Lộc Ninh là hết sức ý nghĩa. Nó đáp ứng đòi hỏi tất yếu của tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng suất và tạo ra giá trị gia tăng lớn, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, đưa ngành nông nghiệp hội nhập, phát triển bền vững. Kết quả này nhờ vào sự linh động, sáng tạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Lộc Ninh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương.

 

Hoàng Minh Khang

          (HND xã Lộc Ninh)

Các tin khác