Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 135

  • Tổng 2.266.208

Hiệu quả tích cực từ mô hình áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất

Ngày đăng: 16/03/2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Liên Trường là một xã miền núi, diện tích gò đồi và các vùng thấp trũng tương đối nhiều. Những năm trước đây lao động chủ yếu làm nông nghiệp, với diện tích nhỏ lẻ, manh mún, ruộng bậc thang; nên sản xuất gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế đạt thấp. Xác định chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân xã đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng mới, phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau thực hiện chuyển đổi đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế giỏi của nông dân.

 

Vườn ươm và công nhân đang sản xuất cây giống của hộ nông dân Phạm Xuân Hùng

 

Anh Phạm Xuân Hùng – hội viên nông dân ở thôn 5, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch là một trong những điển hình tiêu biểu trong việc chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, quanh năm làm lụng vất vả, nhưng cuộc sống chẳng khấm khá lên, anh đã nhiều lần trăn trở và có ý định xa quê kiếm sống. Sau khi có chủ trương dồn điền đổi thửa, nhường ruộng, đổi ruộng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới, anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang ươm giống cây lâm nghiệp, mở hướng làm ăn mới, quyết ly nông, không ly hương. Bước đầu gặp khó khăn do diện tích còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn hẹp, việc tiếp cận với Khoa học kỷ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế, nên có nhiều lần thất bại. Nhưng với ý chí khát vọng quyết tâm, không nản chí, sau thời gian học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và được sự quan tâm của Hội Nông dân xã đề xuất với Ngân hàng chính sách xã hội tạo nguồn vốn vay từ nguồn vốn giải quyết việc làm với số tiền 50 triệu đồng, cộng với một ít vốn tự có dành dụm tiết kiệm được, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT công nghệ mới, anh đã mạnh dạn thuê thêm diện tích, tăng nguồn đầu tư, mở rộng mô hình. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghỉ, dám làm, từ mô hình ươm hạt giống, anh đã áp dụng công nghệ dâm cành và đã thực hiện thành công mô hình ươm dâm hom, chủ động giống dâm hom cung cấp tại địa bàn xã và các vùng lân cận.

 

Hiện nay, quy trình dâm hom giống cây lâm nghiệp của anh đã từng bước phát triển theo hướng đa năng, hiện đại, có hệ thống tưới tiêu tự động trên khắp khu vườn, diện tích 0,5 ha. Hàng năm đem lại thu nhập cho gia đình ước đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, có mức thu nhập ổn định từ 5 – 6 triệu đồng/người/ tháng. Hiện nay gia đình anh có cuộc sống khang trang đầy đủ, có điều kiện đầu tư cho các con học hành, được nhân dân gọi anh là nông dân tỷ phú. Bên cạnh đó anh còn giành nhiều thời gian tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ nông dân lân cận về kinh nghiệm, kỹ thuật để cùng áp dụng thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động; ngoài ra anh còn giúp đỡ một số gia đình gặp khó khăn cho vay mượn vốn để sản xuất, hàng năm giúp 1-2 hộ nghèo, cận nghèo vượt qua nghèo khó vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Anh Phạm Xuân Hùng đang hướng dẫn công nhân trồng cây giống lấy cành dâm ghép

 

Là mô hình được Đảng, chính quyền đánh giá cao, nhiều năm liền được Hội Nông dân biểu dương khen thưởng tuyên truyền lan tỏa tin thần giám nghĩ, giám làm để nhân ra diện rộng. Tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo mô hình ươm cây dâm hom tại xã Liên Trường ngày càng phát triển lớn mạnh, góp phần không nhỏ trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại quê nhà, xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.

Trần Thị Lành

Hội Nông dân xã Liên Trường

Các tin khác