Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 33

  • Tổng 2.281.481

Nâng cao trách nhiệm của nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 25/07/2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 2 lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức và kiến thức, trách nhiệm của nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường biển” cho 220 học viên là cán bộ Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ các chi, tổ Hội và hội viên nông dân các xã, phường vùng biển thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới.

Ảnh: Lớp tập huấn tại thành phố Đồng Hới

 

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được tiếp thu các nội dung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 38-NQ/TW ngày 22/10/2018 hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong bảo vệ môi trường nông thôn; kỹ năng truyền thông  nâng cao năng lực tham gia bảo vệ môi trường cho cán bộ Hội Nông dân.

 

Bên cạnh đó, các học viên được cung cấp thông tin về thực trạng môi trường nông thôn Việt Nam; những vấn đề bức xúc, các giải pháp trong việc khai thác, quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường.

 

Ảnh: Lớp tập huấn tại thị xã Ba Đồn

 

Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) đã ban hành Kết luận số 379-KL/HNDTW ngày 24/01/2022 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20 -NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về “Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” đã đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau:

 

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Phấn đấu đến năm 2025 có 80% cán bộ Hội các cấp và trên 60% hội viên nông dân được tập huấn nâng cao năng lực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

- Nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân tham gia sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Phấn đấu hằng năm mỗi tỉnh, thành Hội trồng ít nhất 20.000 cây xanh, góp phần trồng mới 1 tỷ cây xanh đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động; đến năm 2025: 100% hộ hội viên, nông dân thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, trên 90% lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng sau sử dụng được thu gom theo quy định.

 

- Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Phấn đấu đến năm 2025, 80% cơ sở Hội xây dựng mới hoặc nhân rộng ít nhất 01 mô hình chi, tổ Hội sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản an toàn gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

- Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, tham gia xây dựng cơ chế chính sách; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân.

 

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và thực hiện phản biện xã hội về chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của nông dân trong bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động nắm tình hình, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân về quản lý, sử dụng tài nguyên, đất đai, xả thải gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

Thanh Phúc

Ban Kinh tế - Xã hội

Các tin khác