Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 592

  • Tổng 2.271.172

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, đào tạo nghề cho nông dân

Ngày đăng: 14/07/2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành các cấp, trong những năm qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân - phụ nữ Quảng Bình (Trung tâm) đã tích cực triển khai công tác tư vấn, dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được những kết quả khả quan. Công tác tư vấn, đào tạo nghề được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thiết thực gắn với thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của hội viên, nông dân. 

Hàng năm, Trung tâm chủ động phối hợp, liên kết với các cấp Hội, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cơ sản xuất để tổ chức công tác tuyển sinh, tư vấn và tổ chức công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Nội dung học lý thuyết đi đôi với hướng dẫn thực hành của giảng viên tại cơ sở sản xuất, trang trại, các mô hình tiêu biểu ở địa bàn nông thôn, giúp học viên dễ dàng tiếp nhận kiến thức, học hỏi được cách làm, cũng như kinh nghiệm của các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Sau thời gian học nghề, các học viên đã được các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất lớn có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập ổn định từ 3,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Từ việc tham gia các lớp đào tạo nghề, hội viên nông dân cũng từng bước từ bỏ các thói quen canh tác cũ chuyển sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, nông sản.

 

 

Trong 02 năm 2020 - 2021, Trung tâm đã đào tạo được 48 lớp dạy nghề với 1.481 học viên. Trong đó, có 850 lao động học nghề phi nông nghiệp và 631 lao động học nghề nông nghiệp. Các ngành nghề đào tạo sát với nhu cầu công việc của người dân, trong đó có thể kể đến, như lớp kỹ thuật chế biến nước mắm tại xã Ngư Thủy (Lệ Thủy), Quảng Thọ (Ba Đồn); lớp kỹ thuật trồng và nhân giống nấm ở xã Cảnh Hóa, Quảng Tiến (Quảng Trạch), Lê Hóa, Thạch Hóa (Tuyên Hóa); Chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn ở xã Quảng Lưu (Quảng Trạch), Cam Thủy (Lệ Thủy); lớp nuôi tôm sú tôm thẻ, lớp trồng hoa ly, hoa cúc ở xã Quảng Châu (Quảng Trạch); nuôi cá lồng bè ở xã Võ Ninh (Quảng Ninh); lớp đan lát thủ công tại xã Mỹ Trạch (Bố Trạch), Kim Thủy (Lệ Thủy); lớp nghề làm nón và trồng cây ăn quả tại xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa); lớp nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn tại xã Đức Trạch, Phúc Trạch (Bố Trạch); lớp chăn nuôi gia cầm cho người khuyết tật tại phường Bắc Lý, Bắc Nghĩa (Đồng Hới)...Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm và áp dụng vào công việc thực tế đạt 85%.

 

Cũng trong 2 năm qua, Trung tâm đã tổ chức tư vấn, tuyển sinh cho hơn 37.000 lượt người nhằm định hướng, tuyên truyền về học nghề, việc làm. Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia dạy nghề, bao tiêu sản phẩm của học viên như HTX Tuấn Linh, HTX chăn nuôi Nam Hồng Quảng, các cơ sở chế biến nước mắm, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh, giúp nông dân kết nối thị trường, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn tại các địa bàn.

 

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, nhiều học viên sáng tạo, mạnh dạn triển khai vào thực tiễn sản xuất, mở rộng quy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cơ sở chế biến  thủy hải sản của chị Tám ở Bảo Ninh (Đồng Hới), sau khi học lớp hấp, sấy cá tôm mực chị đã ứng dụng kỹ thuật mới để sản xuất và tiếp nhận 15 học viên của lớp vào làm việc; tổ chế biến món ăn của chị Tâm ở Bảo Ninh (Đồng Hới) với 12 Học viên cùng nhau làm dịch vụ nấu ăn...Cũng có những học viên đã cùng nhau thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất như: tổ trồng nấm của Chị Bình ở thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương (Quảng Trạch), tổ trồng nấm của chị Phan Thị Ánh ở Lê Hóa (Tuyên Hóa), tổ trồng nấm của chị Trần Thị Thảo ở Cảnh Hóa (Quảng Trạch) cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu chính đáng.

 

 

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trong đó, gắn đào tạo nghề với định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất, dịch vụ, du lịch cộng đồng, tổ chức các hoạt động kết nối giữa nông dân với các đơn vị tiêu thụ nông sản, Trung tâm đề ra các giải pháp cụ thể để cần thực hiện, đó là:

 

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tượng người học và những người có liên quan. Với một đơn vị đào tạo trãi rộng trên nhiều địa bàn thì công việc này lại càng quan trọng hơn. Muốn vậy, việc tuyên truyền, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên. Tuyên truyền trên các kênh lồng ghép vào các cuộc hội nghị, chương trình tập huấn của Tỉnh Hội và các cấp hội. Tuyên truyền qua mạng xã hội và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển sinh thực hiện và các cán bộ ở các chi Hội. Thiết lập mối quan hệ giữa Trung tâm với các tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD  có nhu cầu cần lao động, để tư vấn, tuyển sinh phù hợp ngành nghề và điều quan trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận học viên sau khi được đào tạo nghề của Trung tâm vào làm việc trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương hoặc tiêu bao sản phẩm cho học viên.

 

Thứ hai, trong công tác đào tạo nghề, thực tế cho thấy lao động nông thôn đã có sự nhận thức sâu sắc hơn về học nghề để mưu sinh, để phát triển sản xuất, để tìm được việc làm, học theo nhu cầu của bản thân, gia đình và của xã hội. Qua tìm hiểu tại địa phương trong các lớp đào tạo nghề của Trung tâm đã tổ chức có nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã được công nhận đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhiều hộ dân tự tin nhân rộng mô hình gắn với giải quyết việc, làm tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, phấn đấu vươn lên để trở thành các hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi và hỗ trợ cho các hộ nông dân trên cùng địa bàn. Để tiếp tục phát huy tốt hoạt động dạy nghề. Cần lựa chọn, xây dựng và nhân rộng các nghề đào tạo  nông nghiệp có hiệu quả cụ thể:

 

 - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp trong đó, tập trung đào tạo các nghề phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành cũng như định mức kinh phí cho phù hợp với tình hình thực tế từng cây con, vật nuôi để cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thêm kinh phí cho tất cả các đối tượng học viên để tạo điều kiện cho họ yên tâm tham gia học tập đầy đủ...

 

- Tăng cường liên kết với các nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi để tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

 

Thứ ba, thực hiện nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, với mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thực tế cho lao động nông thôn; đảm bảo đủ trang bị kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp cho các đối tượng học nghề. Qua đó, thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm “cầm tay chỉ việc”, đồng thời, thành lập các câu lạc bộ sau học nghề như CLB sinh vật cảnh, câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác… để nông dân trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, kinh doanh.

Thanh Nhàn

Trung tâm GDNN và HTND-PN 

Các tin khác