Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 53

  • Tổng 2.245.527

Người nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển kinh tế

Ngày đăng: 29/10/2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Thời gian qua, có nhiều Nông dân đã chú trọng ứng dụng KHKT, đối mới công nghệ trong phát triển sản xuất, kinh doanh; anh Ngô Hải Trường ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh là một trong những nông dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường

Khát vọng làm giàu và những bước đi lên trong quá trình lập nghiệp

 

Là một thanh niên lớn lên ở vùng quê nông thôn ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, anh Ngô Hải Trường hướng ứng Chương trình “phủ xanh đất trống vùng đồi trọc” của Nhà nước, anh cùng bố vào vùng đồi Áng Sơn của xã khai hoang lập nghiệp. Do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, anh suy nghĩ và trăn trở phải làm cách nào đó để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định được cuộc sống ngay trên mảnh đất quê hương. Với ý nghĩ đó, anh mạnh dạn nhận 13 ha đất đồi để phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp.

 

Năm 1997, anh trồng được 03 ha bạch đàn, 08 ha tràm và làm chuồng trại nuôi 02 con lợn nái, 15 con lợn thịt. Tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức KHKT nên việc phát triển kinh tế của anh bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng anh không nãn chí, vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Sau hơn 10 năm, với sự cần cù, chịu khó học hỏi, anh đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, tích lũy được kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi.

Ảnh: Anh Ngô Hải Trường (người đứng thứ 2 bên phải sang )

 

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi

 

Năm 2011, với số vốn, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật tích lũy được, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Hội Nông dân cho vay vốn 50 triệu đồng, anh xây dựng thêm chuồng trại mở rộng mô hình chăn nuôi; anh tiếp tục tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, học nghề thú y để nâng cao kiến thức áp dụng trong chăn nuôi. Trang trại của anh từ đó đã phát triển ổn định và ngày càng mở rộng thêm. Đến năm 2015, mô hình của anh đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, cấp giấy công nhận mô hình đạt tiêu chuẩn trang trại.

 

          Ảnh: Chuồng lợn nái

 

Trong quá trình phát triển, nhất là từ năm 2011 đến nay anh đã quan tâm áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi giúp giảm bớt sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Khoa học kỹ thuật ngày càng được cải tiến, nâng cấp độ chính xác, năng suất lao động và tối ưu chi phí. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay anh đã từng bước đầu tư xây dựng hệ thống chuồng kín với đèn sưởi; máng ăn tự động; hệ thống mái áp chống nóng; hệ thống quạt làm mát,… để nuôi lợn nái, lợn thịt góp phần nâng cao chất lượng con giống, sản phẩm. Sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xử lý chất thải (hầm biogas, đào ao xử lý chất thải), làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giảm dịch bệnh cho đàn lợn.

 

Ảnh: Chuồng lợn thịt

 

Các giống cây trồng, vật nuôi được quan tâm quan đầu tư, lựa chọn giống tốt. Từ năm 2016, anh đã liên kết với Công ty GREENFEED để lựa chọn đàn giống lợn bố, mẹ; con giống chủ yếu hiện nay là GF24. Đồng thời trực tiếp lấy thức ăn chăn nuôi tại Công ty không qua khâu trung gian, vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí đầu vào, hàng năm trang tại anh sử dụng thức cho chăn nuôi từ 235-300 tấn. Năm 2020 để chủ động nguồn điện cho trang trại, giảm bớt chi phí tiền điện, anh đã đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng Mặt trời với mức đầu tư 700 triệu đồng.

 

Anh Trường cho biết, đến nay trang trại của gia đình anh ổn định 10 ha rừng trồng kinh tế (keo lai), 1,5 ha cao su; hệ thống chuồng trại đã hoàn thiện khá hiện đại; đàn lợn nái và nái hậu bị có 100 con; có từ 450-500 lợn thịt/lứa; ngoài ra còn có 20 con lợn rừng, 11 con bò lai, hàng năm nuôi thêm từ 1000 – 1500 con gà thịt. Tổng doanh thu bình quân của trang trại đạt từ 2,3-3,5 tỷ đồng/năm. Lãi thu được sau khi đã trừ chi phí từ 500 triệu đồng đến 1.200 triệu đồng/năm.

 

Áp dụng khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng đã giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn, và người sản xuất, chăn nuôi phải nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ để áp dụng vào thực tiễn, anh Trường chia sẽ.

 

Mô hình trang trại của anh Ngô Hải Trường đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Gia đình anh không những đủ ăn mà còn đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm xe ô tô, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ; có vốn tích lũy, đầu tư mở rộng trang trại theo hướng công nghiệp hóa. Đây là một hướng đi mới, hiệu quả cần áp dụng và nhân rộng.

Xuân Khoa

Các tin khác