Chi tiết tin - Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình
VĂN BẢN MỚI
WEBSITE SỞ NGÀNH
Thống kê truy cập
Số lượng và lượt người truy cập
-
Online 22
-
Hôm nay 270
Tổng 3.281.548
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 đang được nông dân Quảng Bình quan tâm, ủng hộ
Trong bối cảnh cả nước đang chuyển mình tiến vào kỷ nguyên mới, Đảng, Nhà nước kêu gọi cán bộ, nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013, nông dân tỉnh Quảng Bình quan tâm và ủng hộ vấn đề này...
Tiếng nói từ Hội viên nông dân Quảng Bình
Tại Quảng Bình, các cấp chính quyền đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đặc biệt là nông dân, tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận và thể hiện quan điểm của mình một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ông Phạm Tuyển – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 đến từ xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), chia sẻ: "Việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cần thiết để phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân nông thôn”.
Ông Phạm Tuyển – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 đến từ xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang chuẩn bị vươn khơi đánh bắt hải sản.
Ông Đào Xuân Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cho hay: “Tôi rất quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, vì Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng của hệ thống pháp luật nước ta. Theo tôi, việc sửa đổi Hiến pháp, cần bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh được ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đặc biệt là bà con nông dân – lực lượng đông đảo và đóng góp lớn vào phát triển đất nước.
Những vấn đề như quyền sử dụng đất, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp bền vững, và quyền làm chủ của người dân... cần được tiếp tục quan tâm thể hiện rõ hơn”.
Ông Đào Xuân Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang tuyên truyền chính sách pháp luật tới ngư dân thông qua các mạng xã hội.
“Tôi tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng và sự đóng góp trí tuệ của toàn dân, nếu sửa đổi thì bản Hiến pháp mới sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị đã có, đồng thời cập nhật những yêu cầu mới của thời kỳ phát triển, hội nhập quốc tế”, ông Đào Xuân Vinh bày tỏ.
Còn ngư dân Nguyễn Ngọc Cảnh - Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 đến từ xã Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Chúng tôi mong muốn Hiến pháp sửa đổi lần này tiếp tục khẳng định rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin, quyền giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã, huyện”.
Ông Nguyễn Quốc Đồng - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình (trái) trò chuyện với ngư dân Nguyễn Ngọc Cảnh - Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 đến từ xã Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).
Ông Nguyễn Quốc Đồng - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), cho biết: “Hội viên ở Ba Đồn rất quan tâm đến các nội dung liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương. Họ mong muốn việc tổ chức lại bộ máy phải đi đôi với bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và không gây xáo trộn đến đời sống, sản xuất."
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình khẳng định vai trò của nông dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp
Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Trần Tiến Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình bày tỏ sự đồng tình cao với chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy, trong đó có việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội.
Ông Trần Tiến Sỹ nhấn mạnh: "Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này là một bước tiến quan trọng, mang tính cải cách mạnh mẽ, giúp bộ máy chính trị vận hành tinh gọn, hiệu quả hơn. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một đề xuất đúng đắn, hợp lòng dân và có tính chiến lược".
Ông Trần Tiến Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình chia sẻ với PV báo Dân Việt.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình chia sẻ: "Hội Nông dân Việt Nam– tổ chức chính trị- xã hội có truyền thống lịch sử 95 năm xây dựng và phát triển, gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và phong trào nông dân Việt Nam. Điều này thể hiện sự tôn trọng và ghi nhận vai trò, vị thế của Hội trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước”.
Bày tỏ niềm tin vững chắc vào tương lai của tổ chức Hội trong mô hình mới, ông Trần Tiến Sỹ chia sẻ: "Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 không chỉ là sự sắp xếp về mặt tổ chức, mà còn mở ra hành lang pháp lý rõ ràng, tạo cơ hội và điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là đại diện của gia cấp nông dân Việt Nam. Hội sẽ có thêm sức mạnh tổng hợp để tham gia giám sát, phản biện xã hội. Đồng thời góp phần sâu sắc hơn vào việc xây dựng và hoạch định chính sách, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình, việc sắp xếp các tổ chức chính trị- xã hội thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không làm mất đi vai trò của Hội Nông dân, ngược lại còn nâng tầm ảnh hưởng khi Hội có thêm công cụ phối hợp và tiếng nói trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, sau khi Hiến pháp được sửa đổi, Hội Nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong các phong trào nông dân, vừa giữ được bản sắc riêng, vừa phát huy hiệu quả trong hệ thống chính trị mới”, ông Trần Tiến Sỹ khẳng định.